(phần mềm luyện thi Toeic) TAKE-NOTE là kỹ năng khá khó trong quá trìnhhọc tiếng anh Toeic. Người ta chủ yếu dùng kỹ năng TAKE-NOTE để ghi nhớ lại những phần đã nghe (trong lecture của các giảng viên hoặc các bài phát biểu trong hội nghị). Nói vậy có nghĩa là phải nghe được kha khá rồi mới take note được. Còn nếu chưa nghe được nhiều thì hầu như người nghe còn phải đang vật lộn với việc bắt từ, nói gì đến chuyện liên kết các ý để tổ chức câu chuyện? Do vậy, đôi khi kỹ năng Take note không phải hữu dụng trong mọi tình huống.

Kỹ năng TAKE-NOTE chỉ đặc biệt phát huy công dụng khi người nghe đã nghe được rồi nhưng gặp vấn đề trong việc nhớ lại những nội dung đã nghe. Kỹ năng này rất có ích trong phần IELTS (part 3,4) , TOEFL (tất cả các phần), TOEIC (luyện các phần 3,4 – vì thi TOEIC bây giờ họ sẽ không phát giấy nháp cho bạn nữa). Đối với người Take note tốt, khi nghe xong, thậm chí không cần nhìn lại Note cũng có thể nhớ lại được các sự kiện đã xảy ra (vì mỗi lần ghi là một lần nhớ). Người có khả năng Take note tốt thường thì kỹ năng Paraphrase cũng tốt theo, khả năng tổ chức ý tưởng, đưa ra đánh giá cũng từ đó mà cải thiện. Tưởng tượng người ta nói 5,6 câu, bạn cần 1 dòng để tóm lại thì não bạn phải huy động rất nhiều kỹ năng khác nhau. Ngay khi bạn là sinh viên Việt Nam, ngồi trong giảng đường thầy cô giáo nói tiếng Việt thì việc Take note cũng là rất cần thiết.
Cách 1: – Phương pháp Cornell [Waterbank 1989]
Nhìn trên tờ giấy thì bạn có thể thấy người ta ghi kích thước của từng phần. Tuy nhiên, bạn không cần phải cầu kỳ như vậy. Chỉ cần tương đối và áp dụng kỹ thuật ghi chép vào.
- Phần Cue Column : Phần này thường dùng để ghi các thông tin chi tiết (tên, địa danh, ngày tháng…)
- Phần ở giữa lớn nhất Note-taking are : Dùng để phát triển các ý chính, ý phụ, các giả thuyết, cách giải thích…
- Summaries : Ghi những tổng kết, tóm tắt, ý kiến cá nhân của bạn

Cách 2 : Sử dụng biểu đồ Outline
Cách này khá đơn giản hơn, phù hợp với những bài nói có chủ đề và các luận điểm đã rõ ràng (phản ánh rõ nhất trong kỳ thi TOEFL). Thường thường, trong các lecture được lựa chọn sẽ có các ý kiến cho mỗi đoạn, các lý do, ví dụ để support cho ý kiến đó… Bạn có thể nhìn sơ đồ để rút ra cách take note. Cái này khá quen thuộc nếu bạn ngồi tóm tắt một bài Writing của IELTS, bạn sẽ thấy hầu như tất cả các bài Writing mẫu đều tuân theo mẫu take note này.

Cách 3 : Sử dụng sơ đồ hỗn hợp
Mình biết đến cách này trước khi biết đến quyển Sơ Đồ Tư Duy của Tony Buzan. Đây là cách được đề cập đến trong hầu hết các sách dạy phát triển tư duy hoặc trí não, vẽ ra sự liên kết giữa các sự kiện. Bạn có thể sử dụng các ký tự viết tắt,các mũi tên, các đường nối hoặc bất kỳ cách biểu đạt riêng nào (kể cả sai chính tả, tiếng Việt, tiếng Ả rập…) để nói lên sự liên kết giữa các sự việc, sự vật. Cách này hoàn toàn là do mỗi người nên cũng chỉ có họ là hiểu được.

Cách 4 : Chia cột : (Cách này chủ yếu dùng trong thi TOEFL, IELTS)
Thường trong các đoạn Conversation của TOEFL hoặc IELTS, sẽ có khoảng 2 hoặc 3 nhân vật tham gia (chưa thấy lên đến 4). Để tránh nhầm ý kiến của các nhân vật, bạn chia ra 3 cột, ý kiến của ai thì ghi vào ô người đó. Đến khi điền đáp án hoặc chọn câu hỏi thì bạn chỉ cần nhìn vào ô người đó để lựa thông tin và trả lời.

Các bạn có thể chăm chỉ luyện tập một trong những cách trên rồi dần dần sẽ thấy khá hơn. Tất nhiên, để thực hiện được các kỹ năng trên thì tiếng AnhToeic chỉ là một phần, phần quan trọng hơn là khả năng tư duy và kiến thức nền của bạn. Bạn chỉ có thể liên kết, phát triển các sự kiện khi bạn đã nhớ, biết một số sự kiện nhất định (mình gọi là “sự kiện nhân” ). Quen dần với cá cách này, bạn thấy rằng khi học xong 49 Topic luyện nói cho IELTS và một số Topic cho phần Writing, các Topic còn lại dần dần sẽ là sự suy ra từ những Topic trên. Tất cả những gì bạn cần làm là cố gắng logic các sự kiện đã học với nhau để dùng khi bị hỏi bất ngờ.
Tags: phần mềm luyện thi Toeic, học tiếng anh Toeic, thi TOEIC