Trong cuộc sống, chúng ta gặp rất nhiều từ tiếng Anh viết tắt quen thuộc như CEO, Ph.D, Ad, P.s,… Cùng tìm hiểu những từ viết tắt thông dụng trong bài học dưới đây nhé!
Các từ viết tắt về học vị, địa vị, nghề nghiệp
B.S – Bachelor of science: Cử nhân khoa học
BA – Bachelor of Business: Bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh
CEO – Chief Executive Officer: Giám đốc điều hành
CFO – Chief Financial Officer: Giám đốc tài chính
M.C – Master of ceremony: Người dẫn chương trình
M.D – Medical doctor: Bác sĩ y khoa
MBA – Master of Business Administration: Thạc sỹ quản trị kinh doanh
Ph.D – Doctor of Philosophy: Tiến sĩ triết học
V.I.P – Very important person: Nhân vật rất quan trọng
VP – Vice President: Phó chủ tịch
Các từ viết tắt trong kinh doanh, tổ chức
Ad – Advertisement: Quảng cáo
APR – Annual Percentage Rate: Lãi suất hằng năm
ATM – Automatic teller machine: Máy thanh toán tự động
B2B – Business to Business: Mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
Dept – Department: Phòng, ban
DIV – Division: Khối, ban
HQ – Headquarters: Trụ sở chính
HR – Human Resources: Nhân lực, nhân sự
KPI – Key Performance Indicator: Chỉ số đánh giá thực hiện công việc
PR – Public Relationship: Quan hệ công chúng
ROA – Revenue on Asset: Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản
ROE – Revenue on Equity: Tỷ suất sinh lời của cổ phần
ROI – Return on Investment: Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư
VAT – Value Added Tax: Thuế giá trị gia tăng
Các từ viết tắt quen thuộc khác
A.S.A.P – As soon as possible: Càng sớm càng tốt
A.V – Audio – visual: Nghe – nhìn
AD – Anno Domini: Sau công nguyên
BC – Before Christ: Trước Công nguyên
DoB – Date of Birth: Ngày sinh nhật
E.Q – Emotional Quotient : Chỉ số cảm xúc
ETC – Et cetera : Vân vân
FAQ – Frequently Asked Question: Câu hỏi đáp thường gặp
FWD – Forward: Chuyển tiếp (thư)
FYI – For your information: Xin cho bạn biết (đính kèm trước một thông tin)
I.e. – Id est: Có nghĩa là
I.Q – Intelligence Quotient: Chỉ số thông minh
MSG – Message: Tin nhắn
NB – Nota Bene: Chú ý
P.S – Post Script: Tái bút
Plz – Please: Làm ơn đi mà
PM/AM – Post Meridiem/Ante Meridiem: Giờ buổi sáng/giờ buổi chiều
R&D – Research and Development: Nghiên cứu và phát triển
W.C – Water – closet: Nhà vệ sinh
W/ – With: Cùng với
W/O – Without: Không cùng với
WAH/ WFH – Work At Home/ Work From Home: Làm việc ở nhà
WTH – What the hell?: Cái quái gì vậy?
YOLO – You only live once: Bạn chỉ sống 1 lần
"Brand" mang nghĩa "nhãn hiệu", còn"trademark" được dùng để chỉ một nhãn hiệu được bảo hộ bởi luật về quyền sở hữu trí tuệ. Cả hai từ này không đại diện cho "thương hiệu".
Tưởng tượng một ngày bạn bước vào siêu thị để mua một chai dầu gội đầu. Tất cả hàng hóa vẫn ở trên giá, nhưng không cái nào có nhãn hiệu - "brand", bạn sẽ phải làm thế nào?
"Brand" là dấu hiệu dưới dạng hình dáng, màu sắc, chữ viết... giúp người mua hàng nhận biết đâu là sản phẩm của nhà sản xuất nào. Giống như khi cha mẹ cho con mình một cái tên (name); nhà sản xuất cho sản phẩm của mình một cái "brand".
Trong marketing, "brand" đôi khi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một "brand" tốt sẽ giúp người bán hàng bán được nhiều hàng hóa hơn, với giá cao hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Trong khi đó, một "brand" không ai biết đến sẽ khó kiếm được khách hàng và thu về lợi nhuận.
Hiện nay, nhiều người dịch khi gặp từ "brand" thường xung đột giữa thuật ngữ "nhãn hiệu" và "thương hiệu" trong tiếng Việt.
Hiểu theo nghĩa rộng, rõ ràng "brand" là một nhãn hiệu. Bất cứ nhà sản xuất nào cũng có thể đặt "brand" cho sản phẩm của mình. Ví dụ, thầy giáo Quang Nguyen có thể mở hàng phở, và đặt tên cho nó là "Phở 42" - cái tên này là một "brand" - nhưng rõ ràng không phải là một thương hiệu. Nó đơn giản là một nhãn hiệu không hơn không kém.
Để trở thành một thương hiệu - theo cách hiểu của người Việt Nam - một "brand" phải nổi tiếng, nhiều người biết và có khả năng mang lại lợi nhuận, ví dụ Apple, Cocacola hay Mercedez.
"Trademark" là gì? Như đã nói ở trên, mỗi nhà sản xuất đều có thể tự đặt tên cho sản phẩm của mình, giống như cha mẹ đặt tên cho con cái. Nhưng khác với con người, tên sản phẩm không nên trùng nhau. Ví dụ, nếu một nhà sản xuất Việt Nam làm nhái một chiếc điện thoại, rồi đặt tên nó là Iphone 8 mang bán ra thị trường, điều gì sẽ xảy ra? Người tiêu dùng có thể mua nhầm sản phẩm.
Để tránh điều này, một "brand" có thể được pháp luật bảo hộ thông qua đăng ký, và nó trở thành "trademark".
Vậy, "trademark" có phải là thương hiệu không? Quả là rất dễ nhầm lẫn, vì "trade" là "thương mại"; còn "mark" là "dấu hiệu".
Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. "Trademark" là một nhãn hiệu (brand) được bảo hộ bởi luật về quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property rights). Luật của các quốc gia quy định, nếu bạn sở hữu một nhãn hiệu đã đăng ký (trademark), người khác không được sử dụng nhãn hiệu đó trong phạm vi quốc gia đó.
Vậy, thương hiệu là gì? Như đã phân tích ở trên, "brand" là một khái niệm kinh doanh - marketing, trong khi "trademark" là một khái niệm pháp lý. Cả hai đều có hàm ý "nhãn hiệu".
Thương hiệu - với cách hiểu là nhãn hiệu nổi tiếng - có thể dịch là "a famous brand", "a good brand" hoặc "a valuable brand". Một sản phẩm nổi tiếng - hay sản phẩm của một nhà sản xuất nổi tiếng thường được gọi là "a branded product".
Do "brand" đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh, thuật ngữ "branding" có nghĩa là "làm thương hiệu", là quá trình xây dựng hình ảnh tốt đẹp của một sản phẩm trong trái tim và trí óc của người tiêu dùng.
Chia sẻ cho các bạn Một sô nguồn học tiếng Anh từ BC( Hội Đồng Anh) - trang học tiếng Anh online và tuy tín luôn đk mọi người đón nhận một cách nhiệt tình nên chắc hẳn ọc tiếng Anh thì không ai không biết đến BC phải không nào?. Mình thực sự rất thích các tài liệu học tiếng Anh họ làm, rất trực quan sinh động, dễ hiểu. Thật đáng tiếc nếu như bạn chưa tiếp cận được nguồn tài liệu học vô cùng bổ ích (mà lại free) này. Ở đây, mình tổng hợp tất cả các nguồn học tiếng Anh từ BC mà mình biết để luyện speaking và listening bổ sung hữu ích cho các bạn học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả nhé!
I) TỔNG HỢP CÁC VIDEO LUYỆN Speaking CỦA BC
B) SPEAKING
1. Improve English for theIELTS Speaking test
https://www.youtube.com/watch?v=0luJkbJBDR8
2. Improve English for the IELTS Speaking test : Grammar
https://www.youtube.com/watch?v=Yq6IZBtM4IU
3. Improve English for the IELTS Speaking test : Pronunciation
https://www.youtube.com/watch?v=UawwTSzaZzk
4. Improve English for the IELTS Speaking test : Fluency and Coherence
https://www.youtube.com/watch?v=8H-WeY9GSf8
5. IELTS Speaking: Improve English & prepare for IELTS – Vocabulary
https://www.youtube.com/watch?v=LQQE2hWrl98
D) LISTENING
1. IELTS Listening
https://www.youtube.com/watch?v=mzdWBQgtLvM
2. Journey to IELTS – Listening test
https://www.youtube.com/watch?v=srYWOM9ChD8
II) CÁC APP HỌC TIẾNG ANH TRÊN ĐIỆN THOẠI CỦA BC
https://play.google.com/store/apps/developer…
III) BRITISH COUNCIL PODCAST
https://www.youtube.com/channel/UCoQTAVyhi28CDF4wTJaqbFw
Một số nguồn podcast khác của BC:
British CouncilPodcasts.rar. Bộ khủng 1.58 gb (anh anh) do Kili Manjaro upload
https://www.mediafire.com/fol…/5satei45ij269/British_council
http://www.britishcouncil.org/professionals-podcast-english…
IV) NGUỒN ĐỂ TRA WORD FAMILY CỦA BC
http://www.learnenglish.org.uk/wff/index.html
Hy vọng các nguồn trên sẽ giúp mọi người học tiếng Anh tốt hơn !
Để đạt điểm IELTS writing cao bạn nhất định cần phải hạn chế tối đa những lỗi sai bạn dễ mắc phải khiến bạn bị trừ điểm một cách phí phạm. Khắc phục lỗi sai dưới đây bạn chính là cách hữu hiệu để bạn ghi điểm tốt. Vậy chắc chắn các bạn không thể bỏ qua được bài viết này nhé!
Tìm hiểu thêm bài viết hay khác:
Chứng chỉ Toeic
Ms hoa toeic là ai?
Task 1:
Yêu cầu của Task 1 số từ quy đinh là 150 từ vì vậy bạn khi viết cần viết không vượt quá số từ 150 quá nhiều thích hợp là 160-180 từ và không nên viết ít hơn 150 từ sẽ bị trừ điểm.
Là dạng bài miêu tả biểu đồ Line graph, pie chart, map, process hoặc diagram.... nên bạn hãy dùng ngữ pháp đơn giản nhưng cấu trúc câu hay cấu trúc đoạn phải chuẩn, bài viết có sự logic gắn kết. Nội dung của bài viết phải nêu được sự chuyển dịch cũng như xu hướng chuyển dịch nổi bật, có cái nhìn bao quát cho toàn biểu đồ.
Không sử dụng dữ liệu ngoài biểu đồ. Đề bài cho bạn những thông tin gì trong biểu đồ bạn chỉ miêu tả các dữ liệu đã có, không được thêm hay bớt dữ liệu từ bên ngoài hoặc tự tự dữ liệu theo cách bạn suy đoán.
Bởi Task 1 là bài viết dạng báo cáo dữ liệu nên mọi nội dung bạn viết dựa trên dữ liệu đó và bạn cần viết vai trò chung lập, không mang tính chất cá nhân. Bài viết được chia thành các đoạn phân bổ một cách chặt chẽ và gắn kết với nhau. Nội dung phải trả lời đầy đủ những câu hỏi đề bài đưa ra.
Các từ vựng tiếng Anh có tính chất chung chung thì bạn không nên vận dụng cho bài IELTS writing, các từ vựng mô tả xu hướng,đọc các con số bạn nhất định cần nắm vững bởi chúng được áp dụng nhiều trong bài viết.
Task 2:
IELTS writing task 2 quy định số từ viết là 250 từ thì bạn nên viết theo đúng quy định có thể viết dài hơn một chút, nhưng nếu dài quá lan man dễ lạc đề và khả năng mắc lỗi sai của bạn sẽ bị nhiều, bạn sẽ bị trừ điểm khi có lỗi sai trong khi đó bạn viết dài thì cũng không được công điểm, giám khảo đọc để tìm ý chính cần thiết mà thôi!
Đặt bút viết ý tưởng đầu tiên cho task 2 nhất định là bước quan trọng bạn cần làm khi viết, bởi đây là bài quan trọng bạn cần có dàn ý chung cho nội dung bài viết, định hướng ý tưởng bạn phát triển trong bài và triển khai, từ những ý chính đó bạn sẽ dễ dàng triển khai nội dung viết mở rộng hơn.
IELTS writing task 2 bố cục 3 phần một cách rõ ràng Introduction ( giới thiệu), Body ( thân bài), Conclusion ( kết luận). Các phần được viết và phân chia một cách hợp lý có sự gắn kết logic với nhau sẽ giúp bạn ghi điểm tốt nhất.
Xưng hô mang tính chất cá nhận trong IELTS writing task 2 là điều bạn cần tránh, bởi bài thi đánh giá khả năng viết tiếng Anh của bạn về vấn đề xã hội, quan tâm về xã hội chung chung nhiều hơn là bạn viết về chính bản thân bạn. Đây là lưu ý rất quan trọng mà nhiều bạn cần tránh bởi nhiều thí sinh đi thi vẫn sử dụng chủ thể cá nhân trong bài viết.
Không đưa quá nhiều từ vựng phức tạp, cấu trúc câu khó vào bài viết. Cho dù đây là 2 yếu tố được sử dụng để tính điểm trong Writing nhưng nếu bạn cho quá nhiều sẽ làm mất đi sự tự nhiên, lưu loát của một bài viết, khiến bài viết đó trở nên khó hiểu.
Các đoạn trong bài viết phải có sự gắn kết với nhau qua từ nối, việc bạn vận dụng từ nối thích hợp cũng rất quạn trọng để tạo sự liên kết tổng thể xuyên suốt bài viết. Người đọc thấy được ý chính trong từng đoạn và nội dung các đoạn sẽ thể hiện được lý luận chặt chẽ của bạn về một chủ đề nào đó.
Với các điều bạn cần tránh khi luyện viết tiếng Anh sẽ giúp cho các bạn có thể ghi được điểm cao Writing như mong đợi nhé!
Một số bạn có tư tưởng rằng luyện nghe tiếng Anh muốn hiệu quả chỉ cần nghe nhiều, ý kiến này không phải là không đúng nhưng nếu luyện nghe mà không đúng phương pháp và khi học nghe mắc phải sai lầm thì luyện nghe chưa chắc đã thành công.
Xem thêm bài viết:
Đàm thoại tiếng Anh
giao tiep tieng anh
Học tiếng anh cho người mất gốc
phần mềm học tiếng Anh
Nếu bạn muốn tai nghe và tư duy được bằng tiếng Anh thì bạn phải có phương pháp nghe hiệu quả để hấp thụ tiếng Anh một cách tốt nhất. Dưới đây sẽ chia sẻ sai lầm mà nhiều bạn khi luyện nghe hay mắc phải.
1. Luyện nghe tiếng Anh không đều
Không nghe tiếng Anh đều đặn là sai lầm đầu tiên nhiều bạn mắc phải, các bạn có suy nghĩ chỉ cần nghe đủ nhiều là được, không cần nghe đều, hôm nay không nghe thì ngày mai sẽ nghe bù. Đây là quan niệm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hành trình luyện nghe tiếng Anh của bạn.
Để trí nào làm quen và tiếp cận với tiếng Anh thì ít nhất một người trung bình phải dành thời gian từ 3 – 6 tháng cho việc luyện nghe tiếng Anh. Thời gian mỗi ngày là 4- 5 tiếng và phân bổ đều trong ngày không phải tập trung nghe vào 1 thời điểm.
2. Nghe nội dung nhàm chán
Nhiều bạn khi bắt đầu luyện nghe tiếng Anh đã bắt đầu với những bài nghe khô khan và gây buồn ngủ, khiến bạn không có được sự hứng thú.
Nội dung bài nghe rất nhiều nhưng bạn cần chọn nội dung nghe phù hợp với trình độ bạn, bạn có thể bắt đầu với bài nghe ngắn tiếng Anh ngắn khoảng 3 - 5 phút dành cho người ở trình độ bắt đầu. Bên cạnh đó, nguồn nghe tiếng Anh từ phim hay nhạc, nghe radio tiếng Anh bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt nếu bạn luyện nghe với một bộ phim tiếng Anh sẽ rất hữu hiệu bạn luyện cả nghe và nói.
3. Chỉ nghe tắm ngôn ngữ
Nhiều bạn nghĩ rằng mình chỉ cần nghe tiếng Anh hằng ngày theo phương pháp “tắm ngôn ngữ” là đủ và sẽ nghe hiểu được.
Tắm ngôn ngữ không phải là phương pháp hữu hiệu và lâu dài khi luyện nghe. Bạn chỉ áp dụng phương pháp này cho giai đoạn đầu tiên làm quen với tiếng Anh sau đó bạn chuyển sang phương pháp chủ động có ý thức, nghe cố gắng hiểu.
4. Vừa nghe vừa đọc transcript bài nghe
Luyện nghe tiếng Anh và đọc nội dung bài nghe thì bạn sẽ có thể nghe được và biết được nội dụng bài nghe đó là vì bạn đã nhìn mặt chữ và ghi nhớ rất nhanh nhưng nếu bạn chỉ nghe không đọc phụ đề chắc chắn bạn sẽ không nghe hiểu được.
Để nghe được một từ bạn nghe và tai tiếp nhận âm thanh nội dung nghe, não phân tích từ đó là từ gì? nghĩa của từ, giai đoạn nghe này mới là khó khăn nhưng nếu bạn làm quen và tiếp nhận được từ bạn nghe đúng với bài đọc thì đồng nghĩa bạn đang nghe đúng hướng dần dần sẽ tốt hơn rất nhiều.
5. Luyện nghe bằng cách nghe nhạc
Âm nhạc là nơi gắn kết con người trên khắp thế giới với nhau, tuy nhiên âm nhạc tiếng Anh không là phương pháp hiệu quả cho luyện nghe tiếng Anh. Bởi một bài hát được hát luyến láy theo giai điệu và tốc độ nhanh hơn nói, vì vậy luyện nghe qua âm nhạc bạn sẽ không theo kịp nội dung.
Bạn nên nghe nhạc để giải trí, giúp đầu óc thư giãn nhưng vẫn làm quen với tiếng Anh thì đây là cách hiệu quả.
6. Không nghe được thì không nghe nữa
Bạn từ bỏ bài nghe khi chỉ nghe được có 1, 2 lần và thấy không nghe được gì, chuyển sang bài nghe khác cũng vậy.
Những bài nghe đầu tiên bao giờ cũng sẽ khó hiểu và bạn cảm thấy rất nản. Nên khi nghe bài đầu bạn phải cố gắng vượt qua nỗi sợ, vượt qua sự khó hiểu của bài nghe, hãy cố gắng hết mình nghe và ghi những gì bạn nghe được. Chỉ cần một bài nghe bạn có thể hiểu được 50 - 70% nội dung như vậy đã là quá tốt và những bài sau bài nghe của bạn nghe cũng dễ dàng hơn.
Với sai lầm đã chia sẻ trong bài viết, các bạn hãy xem lại mình có sai lầm điều gì và khắc phục nhé
"Bring" và "take" là hai từ tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn vì nét nghĩa khá giống nhau. Bạn sử dụng mỗi từ này trong tình huống nào?
Nguyên tắc sử dụng bring và take được đề cập trong những ví dụ cụ thể ở trang Really Learn English.
Xem thêm bài viết:
Điều kiện du học thpt Mỹ
Lợi ích học IELTS
Bring
Động từ bring có nghĩa mang lại, đưa tới. Việc ghi nhớ hướng của hành động rất quan trọng khi so sánh hai từ này. Bring thường được dùng khi vật thể được chuyển tới gần vị trí người nói. Ví dụ, sếp có thể yêu cầu thư ký bring tất cả báo cáo đến văn phòng để xem xét.
Bring là động từ bất quy tắc, thì quá khứ đơn của từ này là brought.
Ví dụ:
- Angela brought a friend of hers to our party last weekend. He was very nice! (Câu này có nghĩa một người bạn của Angela cùng cô ấy đi đến buổi tiệc mà người nói cũng tham dự hoặc tổ chức).
- I can't leave the house because I am taking care of the kids. Can you bring some food home to cook dinner? (Người nói muốn người nghe mua thức ăn và mang về nhà bởi người nói đang ở nhà và không thể tự ra ngoài).
- Come over today! Bring your bathing suit, because the pool is open! (Câu này có nghĩa nhắc người nghe mang theo đồ tắm khi đi đến chỗ người nói ngày hôm nay).
Take
Động từ take có nghĩa là đem đi, lấy đi ra xa vị trí người nói. Ví dụ, một cô gái có thể take a picnic with her to the park - mang đồ ăn đi để tổ chức buổi dã ngoại ở công viên. Do chúng ta đang không ở công viên đó nên khi diễn tả hành động của cô gái này, chúng ta dùng từ take.
Take cũng là động từ bất quy tắc, có cách chia ở thì quá khứ đơn là took.
Ví dụ:
- If you're going to Paris, be sure to take your camera with you! I want to see all your pictures when you come back! (Hãy mang máy ảnh theo khi đi đến Paris - một địa điểm cách xa người nói. Điều này được thể hiện ở câu thứ hai - người nói muốn xem ảnh khi người kia trở về).
- Here, take some food with you! We'll never eat it all. (Ngược lại ví dụ ở phần trên, câu này có nghĩa nhắc người nghe lấy đồ ăn khi rời khỏi nhà của người nói).
- The bank robber took all the money from the bank! (Tên trộm lấy hết tiền đi khỏi ngân hàng, do đó trường hợp này dùng took thay vì brought).
Nguồn: Vnexpress.net
Các bạn vào Download trọn series 15 quyển, nguyên gốc được viết bởi nhà văn Mỹ nổi tiếng Meg Cabot nhé, bộ tài liệu khá hay sẽ giúp ích cho các luyện đọc tiếng Anh một cách hiệu quả. Là bộ truyện nổi tiếng thế giới được rất nhiều người yêu thích và đọc. Không chỉ giúp bạn cuốn hút vào câu chuyện thú vị hay trong truyện bạn còn có thể nâng trình tiếng Anh của bản thân một cách rất hiệu quả nhé!
Xem thêm bài viết:
6 lợi ích khi học IELTS từ cấp 3
Điều kiện du học THPT Mỹ
Với Bộ Princess Diaries - Truyện Học Tiếng Anh Hay khi đọc hết bạn sẽ bổ sung cho mình vốn từ vựng tiếng Anh, lượng cấu trúc câu hay bạn có thể dùng cho bài thi IELTS.
Các bạn download Bộ Princess Diaries tại link dưới đây
https://drive.google.com/drive/folders/0BwYXLjet69K7d0lvbmI4XzQ4Tzg
Chúc các bạn học tập thật tốt nhé!
Khi học nói tiếng Anh bạn nhất định cần phải luyện phát âm tiếng Anh chuẩn chỉnh ngay từ những bước đầu tiên. Cũng giống như từ vựng, ngữ pháp thì phát âm là yếu tốt nhất định các bạn cần phải luyện tập thật tốt, bởi nó quyết định tới quá trình và kết quả học tập của bạn.
Nhiều người nghĩ rằng mình chỉ cần nói tiếng Anh câu hoàn chỉnh là bạn có thể nói tiếng Anh được, điều đó chưa đủ? Thử nghĩ xem nếu bạn nói tiếng Anh phát âm chưa chuẩn thì người nghe cũng sẽ không hiểu bạn đang nói gì? Vì vậy điều quan trọng bạn phải nói chuẩn trước khi nói nhiều và hay.
Đối với nghe tiếng Anh cũng vậy, nhiều khi bạn nghe thấy một số từ tiếng Anh rất quen thuộc nhưng tại sao nếu không nhìn vào mặt chữ bạn cũng hoàn toàn không biết được đó là từ gì? do ngay trong đầu bạn đã phát âm từ đó sai nên khi bạn nghe thấy và bạn cũng không thể nhận ra.
Do đó, nhất định chúng ta phải học phát âm tiếng Anh thật chuẩn và các bước học tiếng Anh dưới đây sẽ giúp cho bạn cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh hiệu quả.
Bước 1: Học thuộc tất cả các âm tiếng Anh
Bảng phiên âm tiếng Anh bao gồm 44 âm cơ bản mà nhất định các bạn phải học thuộc, Khi học các bạn ghi nhớ và nhận biết được các âm này một cách chuẩn chỉnh.
Hãy đảm bảo bạn học nhuần nhuyễn tất cả các âm tiếng Anh này sau đó chuyển sang bước 2.
Bước 2: LUyện nói theo từ
Bước thứ 2 này chúng ta cần phải làm là học phát âm tiếng Anh trong từ. Hãy tra cách đọc từ đó và bạn có thể dựa phiên âm để đọc.
Khi học từ vựng bạn có thể sử dụng bản từ điển online để nghe cách đọc của từ đó và đọc theo cho đến khi chuẩn chỉnh thì thôi. Điều này giúp bạn học và ghi nhớ từng từ tốt nhất.
Bước 3: Luyện nói tiếng Anh trong câu
Qua 2 bước bạn đã đi từ cái nhỏ để phát triển lên cái lớn và đây là bước chúng ta cần học tiếp theo là phát âm tiếng ANh trong câu hòn chỉnh. Tức là sao? tức là bạn sẽ luyện nói tiếng Anh trong câu theo ngữ điệu, nhấn nhá của người bản xứ sử dụng sẽ giúp cho bạn nói tiếng Anh được tự nhiên và chuẩn nhất.
Cách luyện như sau:
Khi nói tiếng Anh trong câu hoàn chỉnh bạn sẽ thấy người ta có đoạn nối âm các từ với nhau, đây chính là sự khác biệt khi nỏi riêng rẽ từng từ, và nói cả câu sẽ có ngữ điệu nhấn vào từ bạn muốn nhấn mạnh tạo nên cho câu nói được hay và hấp dẫn hơn. VÌ vậy, khi lựa chọn những bộ phim hay các video tiếng Anh vận dụng học luyện nói sẽ rất phù hợp để bạn nói câu tiếng Anh hoàn chỉnh. Bạn chỉ nghe và bắt chước lại những gì bạn nghe được.
Cách đo lường kiểm tra nói tiếng Anh:
Nếu muốn biết mình nói tiếng Anh đã chuẩn chưa bạn có thể thử nói chuyện với người nước ngoài và bạn có thể chủ động hỏi họ bạn đã nói chưa chuẩn âm nào? để có thể chỉnh sửa cho chuẩn nhé!.
Xem thêm bài viết hay:
từ vựng tiếng anh
luyện nghe tiếng anh cơ bản
phương pháp học tiếng anh giao tiếp
<strong><!--td {border: 1px solid #ccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--></strong><strong><!--td {border: 1px solid #ccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--></strong>
Màu sắc xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống từ món ăn, đồ vật... và những thành ngữ về màu sắc luôn có trong giao tiếp tiếng Anh hằng ngày của người bản xứ. Chính vì vậy, dưới đây là 10 thành ngữ về màu sắc các bạn nên học nhé để áp dụng cho bản thân.
Xem thêm bài viết:
Học tiếng Anh online
Tiếng Anh giao tiếp thông dụng
Phương pháp học tiếng Anh giao tiếp
black and white
thinking of everything or judging everything in a simple way and seeing it as either good or bad
Ví dụ: The situation isn’t as black and white as it seems; it’s much more complicated.
to black out
to darken by putting out the electric lights or covering over the windows
Ví dụ: Londoners had to black out their windows during the German bombing raids at the beginning of the war.
to black out
to lose consciousness
Ví dụ: He blacked out after standing up for three hours in the parade. A doctor had to attend to him.
to be blue in the face
to be very angry or upset; to be excited and very emotional
Ví dụ: She argued with her husband until she was blue in the face but he wouldn’t see her point of view.
to be green
to be inexperienced and/or immature
Ví dụ: He’s a bit green – he still believes that someone is going to come and help him out of his situation. He doesn’t realise he has to do it himself.
the grass is always greener (on the other side)
when a place that is far away or different seems better than the place where we are now
Ví dụ: He must be crazy to leave the company; he’s got a great job and a great salary. He really should stay where he is but he can’t see it – the grass is always greener on the other side.
to be green with envy
to be very jealous and full of envy
I was green with envy when I heard that she was going on holiday to Spain for a week while I had to stay and work.
to be in the red
to have debts
The company has been in the red for two years now. We now owe over $500,000 to our suppliers and the bank.
red tape
excessive bureaucracy
Many businesses complain about the amount of red tape that they have to deal with in Russia.
to come out of the blue
when something happens without a warning and by surprise
His decision to leave the company came completely out of the blue. No one expected it at all.
Được đồn thổi rất nhiều rằng IELTS rất khó, không nên học IELTS, học IELTS vất vả... Vậy IELTS có đúng như vậy không? Dưới đây sẽ là những suy nghĩ sai lầm của nhiều người về IELTS đang gặp phải.
==>> Xem thêm bài viết: IELTS fighter
1. Không thể đạt điểm tối đa IELTS.
Đạt 9.0 IELTS là điểm số mà bất cứ ai cũng có thể chạm tới được bạn đừng nghĩ rằng chỉ có người bản xứ mới sử dụng tiếng Anh thành thạo mà ai cũng làm được điều đó. Chỉ cần bạn quyết tâm và cố gắng cũng như có tình yêu với tiếng Anh thực sự thì bạn sẽ sớm trở thành người dùng tiếng Anh chuyên nghiệp xuất sắc nhé!
2. Nghĩ rằng ôn thi IELTS nên làm nhiều đề thi
Không phải cứ làm thật nhiều đề thi IELTS là bạn sẽ hiểu thuần thục đề thi IELTS khi gặp đề thi thực là bạn sẽ làm bài thi tốt và đạt điểm cao. Bởi đề thi IELTS có thể sẽ không giống như những đề bạn làm và khi bạn gặp những câu hỏi mới lạ bạn sẽ không thể làm được bởi bạn đâu có kiến thức. Việc làm quá nhiều đề thi IELTS sẽ khiến bạn bị "ngợp" trong chuỗi đề thi chỉ biết làm đề và làm đề.
Lời khuyên bạn chỉ nên làm đề thi IELTS 1 tuần 1 lần và hãy tìm hiểu và biết được tất cả dạng đề thi sẽ có trong bài thi IELTS của 4 kỹ năng, cùng với đó luôn luôn bổ sung kiến thức cho mình sẽ là tốt nhất thay vì việc bạn chỉ làm đề.
3. Đề thi IELTS khó
Để đánh giá tổng quan và chính xác trình độ tiếng Anh của một người không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ thì đến nay IELTS vẫn luôn là kỳ thi được coi trọng. Bởi vậy nên nhiều người có suy nghĩ rằng đề thi IELTS rất khó, nhưng các bạn hoàn toàn có thể chinh phục được IELTS với điểm số cao nếu nhưng bạn quyết tâm học.
4. Ngữ pháp không có quan trọng
Chính xác thì không có phần thi kiểm tra ngữ pháp tiếng Anh, nhưng ngữ pháp trong IELTS vô cùng quan trọng ở cả 4 kỹ năng. Đối với thi viết và nói thì ngữ pháp chiếm 25% tổng số điểm. Nếu bạn không có nền ngữ pháp vững chắc thì điểm IELTS bạn không bao giờ khiến bạn hài lòng.
5. Giám khảo thi IELTS rất khó tính
Các bạn nghe được khá nhiều lời đồn rằng giám khảo IELTS thường vô cùng khó tính và hay làm khó thí sinh. Thực ra họ không hề khó tính một chút nào mà bản thân họ đang làm đúng quy định kỷ luật nghiêm ngặt của kỳ thi IELTS. Bạn nên nhớ đây là kỳ thi quốc tế nên tính kỷ luật cực cao.
6. Ôn thi IELTS vất vả
bất cứ sự thành công nào trong cuộc sống đều cần đánh đổi bằng một cái gì đó! sức lực, tiền bạc, trí tuệ...
Chẳng có gì là dễ dàng đạt được, nếu bạn muốn mình có thể chinh phục IELTS đạt điểm cao, tự tin nói tiếng Anh thành thạo thì nhất định bạn phải bỏ ra công sức của bản thân để làm được điều đó, hãy thử nghĩ xem học vất vả và áp lực đôi lúc bạn sẽ thấy mệt mỏi nhưng nếu trong bạn luôn có sự quyết tâm thì mọi khó khăn đó đều là chuyện nhỏ và thành quả sẽ đến với bạn sau quá trình ôn thi IELTS thực sự.
7. Tập trung học nhiều từ vựng
Vốn từ vựng vô cùng quan trọng cho bài thi IELTS nhưng bạn đừng nghĩ rằng bạn học từ từ vựng nhiều sẽ tốt và đạt điểm cao, điều quan trọng các bạn cần phải biết cách sử dụng từ đó sao cho tốt nhất và chuẩn xác trong các phần thi.
Chinh phục IELTS để có thể nói tiếng Anh giao tiếp tốt chính là những gì các bạn nên làm, đừng ngại khó khăn hay vì suy nghĩ không đúng về IELTS làm ảnh hướng tới quyết tâm của bạn. chúc các bạn học tập thật tốt.
|
|